Tin tức

Bản Cát Cát - Ngôi làng nhỏ giữa lòng Sapa

Đến cát cát du khách như say lòng bởi những điệu múa hòa xòe, múa sạp hòa nhịp theo tiếng khèn du dương của các chàng trai H’Mông tạo nên một bản hòa ca thật đẹp giữa đất và người. Ở nơi đó tình người trở nên ấm áp lạ kỳ...

Tôi đến Sapa vào một ngày hè, khi Hà Nội đang trải qua cái nóng như đổ lửa của tiêt trời tháng 6. Một trong những điểm dừng chân làm tôi nhớ mãi đó là Bản cát cát – nơi lưu giữ những giá trị truyền thống của đồng bào dân tộc H’Mông.

Bản cát cát  nằm dưới chân của dãy Hoàng Liên Sơn, cách thị trấn Sapa hơn 2km, thuộc xã San Sả Hồ , huyện Sapa tỉnh Lào Cai. Với hơn 80 hộ dân sinh sống rải rác 2 bên đường. Đến với bản Cát cát du khách như được tách rời khỏi những xô bồ, ồn ào náo nhiệt của nhịp sống đô thị. Bản cát cát bình yên giữa đất trời Sapa. Là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc H’Mông, nơi đây còn lưu giữ nhiều nghề truyền thống như: trồng bông, dệt vải, đan lát, trạm trổ bạc...

Khác hẳn với vẻ hiện đại tráng lệ của biệt thự, khách sạn trong thị trấn Sapa, bản cát  thấp thoáng với những nếp nhà nhỏ được dựng theo kiểu nhà truyền thống của  người H’Mông. Nhà dựa vào sườn núi, với 3 gian, 3 cửa. Cửa chính đặt chính giữa nhà, 2 cửa phụ 2 bên đầu nhà. Cửa chính thường mở khi nhà có việc lớn (như ngày tết, đám ma, đám cưới...). Gian chính là nơi thờ tự, thường là nơi tiếp khách mỗi dịp tết hay khi gia đình có công việc, gian bếp thường có thêm gác trữ lương thực, đó như một thói quen gắn với đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây.

 Đến thăm bản cát cát, du khách tản bộ qua cây cầu si thơ mộng, đắm mình trong những làn nước tung bọt trắng xóa của thác cát cát (còn có tên gọi khác là thác tiên sa) .

 

 

thác cát cát Sapa

Phía trước thác có nhà văn hóa của người dân nơi đây. Nơi đó không chỉ là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, văn nghệ như ở các nhà văn hóa dưới miền xuôi đó còn là nơi trao đổi tâm tư, tình cảm của các chàng trai, cô gái H’ Mông. Đến cát cát du khách như say lòng bởi những điệu múa hòa xòe, múa sạp hòa nhịp theo tiếng khèn du dương của các chàng trai H’Mông  tạo nên một bản hòa ca thật đẹp giữa đất và người. Ở nơi đó tình người trở nên ấm áp lạ kỳ.

 

Bên cạnh những nếp nhà nhỏ, du khách đắm chìm trong màu xanh của lúa, của cảnh vật nơi đây. Những ruộng bậc thang xanh ngát nối tiếp nhau, đẹp như một bức tranh thủy mạc mới thấy hết được cái vất vả, sự chịu thương chịu khó của người dân nơi đây khi canh tác và trồng trọt trên một địa hình đồi núi dốc.

Đến thăm bản cát cát du khách không chỉ đắm chìm trong cảnh thiên nhiên thanh bình, hoang sơ của núi rừng mà còn say mê bởi những sắc hoa văn truyền thống của các sản phẩm nơi đây. Những chiếc túi, chiếc khăn thổ cẩm được dệt từ bàn tay khéo léo của các chàng trai, cô gái người H’Mông với những họa tiết thật bắt mắt như tái hiện lại cuộc sống nơi đây: cây, lá, muôn thú, họa tiết quả trám.. được dệt trên nên vải tràm thật sặc sỡ và đẹp mắt. Những cô gái nơi đây, lớn lên được cha mẹ truyền cho nghề dệt vải, đến tuổi cập kê ai cũng phải tự biết dệt cho mình những chiếc váy thật đẹp trước khi về nhà chồng.

Đến cát cát những ngày đầu năm mới, du khách còn cơ hội được tham gia lễ hội Gầu Tào- một lễ hội văn hóa lớn nhất trong năm của người dân tộc H’Mông nhằm cầu một năm may mắn, no đủ đến cho dân bản nơi đây.

Giữa tiết trời se lạnh, uống chén rượu Ngô Bắc Hà cùng ăn bát thắng cố nóng hổi mới thấy thêm yêu đất và người nơi đây.

 

Ghé ngay VIE để được tư vấn thêm về Tour Du lịch Sa Pa cực kì ưu đãi cho khách hàng trong tháng 6 này mọi người nhé!!

© 2022 VIE TOUR Đà Nẵng All Rights Reserved

Design by Vie Team